PV: Bác sĩ có thể cho biết, trong quá trình khám chữa bệnh, anh đã từng gặp trường hợp bệnh nhân mắc chứng trầm cảm sau sinh?
Cả kho tàng các câu nói tạo động lực trong cuộc sống, bài học thành công, câu chuyện thành công, những câu trích dẫn hay, quote tiếng anh hay, quote hay. Hãy đến với chúng tôi và chọn cho mình một danh ngôn cuộc sống, câu nói hay, câu nói ý nghĩa làm kim chỉ nang cho mình.
Bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển: Tôi từng tư vấn, điều trị cho nhiều bệnh nhân trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, những trường hợp tôi gặp đa số bị trầm cảm nhẹ, chỉ có vài trường hợp rơi vào trầm cảm sau sinh nặng, phải điều trị. Một trường hợp là giáo viên, sau khi sinh con có cảm giác buồn, cô này tâm sự với tôi rằng đã từng có ý định tự tử khi đi qua chuyến đò. Một trường hợp nữa là người mẹ luôn rơi vào tình trạng bực bội, luôn có ý định muốn chết cùng con, thậm chí đã có ý định hai mẹ con cùng nhảy qua lan can tự tử.
Bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển, người có thâm niên điều trị các bệnh lý tâm thần, trầm cảm sau sinh tại TP.HCM. |
PV: Bác sĩ đánh giá như thế nào về hiện tượng trầm cảm sau sinh?
Bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển: Tôi cho rằng sau sinh, phụ nữ có sự thay đổi về hóc-môn tình dục, thay đổi về nội tiết tố, sức khỏe chưa phục hồi. Nhất là thời gian 1-2 tháng đầu sau sinh, người mẹ phải thức giấc để chăm con nhỏ, một số người khó ngủ và bị rối loạn giấc ngủ. Cơ thể mệt mỏi, thiếu ngủ, khiến cho người mẹ cảm thấy bực bội, tủi thân. Đã thế, một số phụ nữ không được gia đình chăm sóc chu đáo, không được chia sẻ cảm thông nên thường cảm giác buồn, tủi. Từ đó có những hành động, cử chỉ như cáu gắt, không làm chủ bản thân mình, không kiểm soát được lời nói của mình, dễ nổi nóng với người khác.
Hiện tại, TP.HCM có một số bệnh viện thực hiện công tác giáo dục sức khỏe truyền thông cho bà mẹ mang thai và sau sinh rất tốt. Họ làm truyền thông về kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản như cách chăm sóc con nhỏ, cho con bú…
Hầu hết, căn bệnh này vẫn xa lạ với chị em phụ nữ ở các miền quê. Nhưng ngược lại ở quê, thông thường chị em sinh con được mẹ ruột chăm sóc chu đáo, có nhiều người rước về nhà mình chăm sóc con những tháng ở cữ. Sự quan tâm của gia đình cũng giúp hạn chế được trầm cảm sau sinh, người mẹ trẻ được chăm sóc, được chia sẻ nhiều trong việc chăm sóc em bé… Qua quá trình thăm khám về căn bệnh trầm cảm, tôi nhận thấy không phải tất cả phụ nữ sinh con xong đều bị trầm cảm sau sinh. Đa số tự vượt qua, chỉ một số rất ít trường hợp phải điều trị bằng thuốc bởi họ trầm cảm nặng, từng có ý định tự tử, giết con.
PV: Bác sĩ có thể cho biết dấu hiệu nhận ra trầm cảm sau sinh?
Bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển: Thứ nhất, người mẹ trầm cảm sau sinh thường xuyên có dấu hiệu bực bội, cảm giác buồn, mệt mỏi, tủi thân… Thứ hai, người mẹ xuất hiện dấu hiệu bạo hành trẻ. Thứ ba, người mẹ có ý định cùng chết với con. Trường hợp thứ ba nặng nhất, nếu người nhà phát hiện thì phải sớm cách ly người mẹ bằng cách phải cho người thứ 3 chen vào để theo dõi, chăm sóc cho người mẹ. Trường hợp mẹ trầm cảm sau sinh rồi giết con 33 ngày tuổi là hi hữu, rất hiếm gặp.
PV: Theo bác sĩ, phương pháp nào điều trị hiệu quả cho người trầm cảm sau sinh?
Bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển: Hiện theo thống kê, tỉ lệ trầm cảm sau sinh trên thế giới chiếm 8-15%. Nếu gặp những triệu chứng trên, gia đình cần tư vấn, chăm sóc cho người mẹ trẻ, trường hợp nặng phải điều trị. Việc điều trị là trách nhiệm của bác sĩ. Bác sĩ điều trị có quyền cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích. Nếu dùng thuốc điều trị có thể không cho con bú. Việc điều trị tùy theo chẩn đoán bệnh của bác sĩ và tình trạng từng bệnh nhân chứ không thể có phác đồ điều trị chung cho các bệnh nhân trầm cảm sau sinh.
Nếu trầm cảm sau sinh nhẹ thì bác sĩ có thể tư vấn tâm lý, người nhà có thể chia sẻ với bệnh nhân như cùng chăm sóc con cho người mẹ, có chế độ ăn uống, dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý cho người mẹ để sớm phục hồi trầm cảm sau sinh.
Lành Nguyễn
Leave a Reply