Thắc mắc: Ăn chay thế nào là tốt?

Ăn chay vì mục đích sức khỏe bên cạnh ăn uống cân đối đầy đủ dưỡng chất như chất bột đường (glucid), chất đạm (protid), chất béo (lipid). Tuy nhiên, người dương khí hư hay mệt mỏi sợ lạnh sợ gió, hạn chế nhóm thực phẩm rau củ

 

Có nhiều người thấy sức khỏe không tốt đã chuyển sang chế độ ăn chay. Sau thời gian sức khỏe cải thiện rất tốt, nhất là người âm hư nội nhiệt, chứng thừa cân béo phì, tim mạch huyết áp, gút và nhiều bệnh thời đại… Tuy nhiên, không phải ai ăn chay đều tốt, thậm chí còn gây khó chịu (như người tỳ vị hư hàn, người dương khí hư hay sợ lạnh, người ăn ít thiếu năng lượng)…

Ăn chay đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, nếu không biết sử dụng sẽ “lợi bất cập hại”.

Cả kho tàng các câu nói tạo động lực trong cuộc sống, bài học thành côngcâu chuyện thành công, những câu trích dẫn hayquote tiếng anh hayquote hay. Hãy đến với chúng tôi và chọn cho mình một danh ngôn cuộc sốngcâu nói haycâu nói ý nghĩa làm kim chỉ nang cho mình.

 

Ai nên ăn chay?

Nhiều nhà dinh dưỡng đánh giá rất cao rau củ quả, đậu mè, thực phẩm ăn chay rất giàu chất xơ, kali, các vitamin. Đặc biệt, rau củ quả thiên về bổ âm có tính mát, so với nhóm thực phẩm động vật (thịt, cá) thiên về bổ dương tính ấm, ăn nhiều thì nóng. Nhiều người cho rằng một “nguyên nhân gây ra bệnh tật con người phần lớn do mất cân đối âm dương, nếu âm dương điều hòa thì vạn vật phát sinh phát triển nhiều bệnh tự khỏi”.

Lý luận Đông y còn cho rằng tính của “âm” trầm tịnh (chậm chạp, ít vận động…); tính của “dương” khởi (nhanh nhẹn, hiếu động…). Ăn chay “bổ âm” rất tốt với người mắc chứng âm hư nội nhiệt, người gầy nóng, tân dịch bị hao tổn; chứng khô khát phiền nhiệt, tính tình hay nóng nảy; chứng tâm âm hư hay nóng bứt rứt khó ngủ, tâm không tinh; chứng can âm hư hay bốc hỏa đau đầu chóng mặt, hay nóng nảy, mặt nổi mụn nhọt…; chứng phế âm hư nhiệt ho khan viêm họng; chứng tỳ vị âm hư, miệng khô khát; chứng thận âm hư gầy gò khó lên cân, đi tiểu ít tiểu vàng buốt gắt, lưng chân nóng; chứng phụ nữ âm huyết thiếu hay bốc hỏa; chứng âm hư nội động khó tịnh tâm; trẻ em dương thịnh hay hiếu động.

Rau củ quả còn giàu kali là chất có vai trò giúp cho sự hoạt động bình thường của cơ tim, điều hòa pH trong cơ thể. Kali và Na là hai chất chủ yếu điều hòa âm dương trong cơ thể… Nếu thiếu kali có thể gây chuột rút, yếu cơ, liệt cơ và rối loạn nhịp tim… Theo GS. Ohsawa, “ăn uống quân bình âm dương tốt nhất tỉ lệ K/Na xấp xỉ 5/1, trong đó kali đại diện cho nhóm “âm”, Na đại diện cho nhóm “dương”.

 
 
 

Mặt khác, rau củ quả rất giàu chất xơ, là chất có vai trò rất tốt ngăn ngừa táo bón, viêm ruột kết, béo phì, giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim mạch huyết áp rất hiệu quả… Rau củ quả rất giàu vitamin nhóm B, là chất có vai trò tăng cường kháng thể ngăn ngừa nhiều bệnh tật… Nếu thiếu vitamin nhóm B, có thể bị thiếu máu, hay mệt mỏi cảm nhiễm, suy giảm trí nhớ, thậm chí có thể mắc bệnh trầm cảm.

Ai không nên ăn chay?

Bên cạnh vai trò bổ dưỡng hiệu quả của ăn chay, tuy nhiên, cần kiêng cữ hạn chế với người có chứng bệnh tỳ vị hư hàn, hay lạnh bụng đau bụng tiêu chảy; chứng đi cầu sống phân, chứng bụng đầy chậm tiêu; chứng dương khí hư đang mùa hè cũng sợ lạnh sợ gió; chứng phong hàn thấp người nặng nề tay chân hay lạnh nhức mỏi; bệnh ốm lâu ngày cơ năng nội tạng suy giảm không sưởi ấm cơ thể; sản phụ sau sinh ăn kém, thiếu sữa; chứng da xanh mét; chứng ngoại cảm phong hàn nội dương hư khí hư cũng cần hạn chế. Hoặc khi chế biến rau củ quả nên luộc xào, cho nhiều gia vị gừng, tiêu và gia vị cay ấm, hoặc thêm mắm muối vị mặn một chút để cân bằng âm dương K/Na.

Ăn chay vì mục đích sức khỏe bên cạnh ăn uống cân đối đầy đủ dưỡng chất như chất bột đường (glucid), chất đạm (protid), chất béo (lipid). Tuy nhiên, người dương khí hư hay mệt mỏi sợ lạnh sợ gió, hạn chế nhóm thực phẩm rau củ quả “bổ âm”, nhất là vị chua đắng quá nếu dùng nhiều có thể dẫn đến thừa âm thiếu dương. Nếu người âm huyết hư gầy nóng, miệng khô khát phần nhiều do âm hư mà thường xuyên ăn thịt cá nhóm thực phẩm “bổ dương” có thể dẫn đến dương thừa âm thiếu.

Có thể nói, thực phẩm ăn chay cũng như ăn mặn đều có hai mặt, nếu biết sử dụng phù hợp cân bằng âm dương mang lại sức khỏe, ngăn ngừa nhiều bệnh tật. Tuy nhiên, nếu không biết sử dụng sẽ “lợi bất cập hại”.

Theo SKĐS

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>