Lãnh đạo thông minh hiểu gì về những điều mạo hiểm?

Có những khoản đầu tư thực tế vào các dự án có các khoản lợi nhuận chậm trễ hoặc không có lợi nhuận sẽ giảm lợi nhuận của doanh nghiệp nhỏ, ít nhất là trước mắt. Kurz cho rằng: “Bất cứ vụ đầu tư nào không có lãi trước mắt đều phải đưa vào kế hoạch vốn hoạt động. Vì vậy, việc lên kế hoạch cho những khoản đầu tư này là rất quan trọng”.

“Hãy học cách mạo hiểm. Thất bại từ sớm và thất bại thường xuyên. Nếu không mạo hiểm lớn, thì bạn không thể thắng lớn”.

Don Kurz, CEO của Omelet cho rằng chiến lược chấp nhận mạo hiểm có thể tạo ra rất nhiều hứng khởi, nhưng nó cũng tạo ra những vấn đề thực sự.

“Hãy học cách mạo hiểm. Thất bại từ sớm và thất bại thường xuyên. Nếu không mạo hiểm lớn, thì bạn không thể thắng lớn”.

  • Các Ứng Viên Tìm Việc Làm hiện nay đang quan tâm vấn đề gì nhất? Nhiều Ứng Viên cho rằng họ quan tâm đến những công việc chất lượng, môi trường năng động,.. Còn bạn thì sao? Đến MangViecLam.com ngay hôm nay để tìm hiểu!

kinh-nghiem-phong-van-tuyen-dung-96

Bạn đã nghe tất cả những lời khuyên kinh doanh này và còn rất nhiều lời khuyên tương tự như thế, có lẽ là nhiều lần đến nỗi bạn không thể đếm xuể. Mạo hiểm và sẵn lòng thất bại được coi là quan trọng hiện nay đến nỗi các nhà tại các công ty lớn cũng bối rối với việc tìm cách khiến các nhân viên của họ trở thành những người mạo hiểm lớn hơn và mở ra một công ty thất bại được coi là một vinh dự.

Ngoài tất cả những điều vô nghĩa về những vinh quang của việc mạo hiểm là sự tính toán rõ ràng về ý nghĩa thực sự của nó đối với công ty bạn. Hãy hỏi Don Kurz, CEO của công ty quảng cáo Omelet. Công ty của ông thích mạo hiểm đến nỗi ngay chính cái tên đã thể hiện sự sẵn lòng đập vỡ vài quả trứng trên đường đạt được các mục tiêu. Kurz cho rằng mặc dù việc mạo hiểm rất hiệu quả đối với Omelet, nhưng nó không dành cho tất cả mọi người.

Thay vào đó, ông khuyên bạn khi cân nhắc một bước đi mạo hiểm, hãy cân nhắc những điều sau trước khi bạn quyết định:

1. Mọi rủi ro đều phải phục vụ cho sứ mệnh của công ty bạn

Kurz cho rằng không nên coi thường mà phải có chiến lược cao đối với việc chấp nhận rủi ro. Ví dụ, công ty đồng sở hữu Betsy’s Best, một dòng sản phẩm bơ lạc gần đây đã đưa ra một tài liệu dài nói về việc các nhà lãnh đạo vang bóng một thời hiện nay đang tái xây dựng các cộng đồng của họ. Kurz giải thích rằng mặc dù những nỗ lực này có vẻ không phù hợp với một công ty quảng cáo, nhưng chúng phù hợp với chiến lược lâu dài của Omelet.

Ông cho biết: “Chúng tôi không cố gắng trở thành một công ty quảng cáo truyền thống. Bất cứ nỗ lực tiềm năng nào cũng phải phù hợp với sứ mệnh đó, đồng nghĩa với việc phá vỡ hiện trạng”. Hơn thế, ông cho biết bất cứ dự án mới nào cũng phải tận dụng tốt đa các năng lực cốt lõi của Omelet trong việc tạo ra những hiểu biết mang tính chiến lược và lối kể chuyện sáng tạo, điều mà cả hai dự án này đều đã làm được.

“Có lẽ quan trọng nhất là, bất cứ điều gì chúng tôi đánh giá cũng đều qua lăng kính ‘Liệu nó có củng cố thương hiệu Omelet và giá trị của công ty không?” Dù táo bạo hay không, một dự án mới phải đáp ứng được tất cả những tiêu chí trên trước khi Omelet tiếp nhận nó.

2. Bạn phải thực sự thấy ổn với thất bại và thua lỗ

Kurz cho rằng: “Nếu muốn tiếp nhận những rủi ro loại  này, bạn phải ủy thác toàn bộ chiến lược kinh doanh cho nó. Mọi việc phải nhất quán và bạn phải chuẩn bị cho tình huống lợi nhuận trước mắt bị giảm”.

Đó có thể là một thách thức lớn đối với một công ty trẻ đang có mức lề (mức chênh lệch giữa giá bán và giá gốc) mỏng. Nhưng nếu bạn có thể xoay xở được, thì nó cũng rất bõ công. “Mục tiêu là giá trị của công ty cao hơn về lâu dài vì bạn đang tạo ra một đường ống đổi mới cùng với các nguồn doanh thu mới”.

3. Hoàn toàn ổn nếu không mạo hiểm

  • Nhiều Ứng Viên Tìm Việc đã nhờ MangViecLam.com mà tìm được nơi làm việc lý tưởng. Quá trình Tìm Ứng Viên của nhà tuyển dụng cũng thành không kém, Ung Vien ngày càng có chiều sâu về kỹ năng hơn, tất cả điều đó hãy để chúng tôi đáp ứng cho bạn!

Như Kurz ghi nhận, “mạo hiểm và thất bại thường đi kèm với nhau” là khái niệm rất thời thượng hiện nay. Nhưng đừng nhầm lẫn tạo dựng chiến lược kinh doanh của bạn dựa trên những thứ thời thượng.
Ông cho biết: “Chẳng có gì sai với việc là một người sợ rủi ro. Bạn có thể sắp xếp các hệ thống của mình một cách đúng đắn, tuyển những nhân viên cũng sợ rủi ro, và vẫn là một công ty tốt. Chính lúc các công ty đưa ra những thông điệp lẫn lộn mới là lúc họ gặp phải các vấn đề”.

4. Chấp nhận rủi ro cũng có cái giá của nó

“Bất kỳ sáng kiến chưa được kiểm tra nào cũng sẽ dẫn tới sự căng thẳng về dòng tiền”, Kurz ghi nhận. Và điều đó đồng nghĩa với một số sự đánh đổi. “Nó có thể gây trở ngại cho mọi thứ từ việc tái đầu tư vào công ty cốt lõi, cho tới các khoản tăng lương thưởng cho nhân viên, khả năng tuyển người mới và nhiều việc khác”.

Anh cho biết, nếu đang định mạo hiểm, bạn phải tính toán ngân sách cho những rủi ro đó một cách cẩn thận, có khái niệm rõ ràng về số tiền bạn muốn chi tiêu (để mất) và kiên quyết tuân thủ theo con số đó. “Bạn cũng phải thực tế đối với việc khi nào những khoản đầu tư này sinh lợi, nếu có thể”.

5. Có thể phải mất một thời gian rất dài thì những nỗ lực mạo hiểm mới đem lại kết quả xứng đáng

Kurz cho biết: “Để tạo ra khoản lợi nhuận thường mất nhiều thời gian hơn bạn nghĩ và đó là lý do tại sao bạn cũng phải đánh giá ‘những lợi ích mềm’ như thúc đẩy giá trị thương hiệu và khả năng thu hút những nhân viên giỏi nhất nhờ việc hào hứng đón nhận rủi ro. Đôi khi bạn không nhất thiết phải mong chờ có khoản lợi nhuận bằng tiền mặt, mà nên mong đợi những lợi ích khó đánh giá hơn”.

Có những khoản đầu tư thực tế vào các dự án có các khoản lợi nhuận chậm trễ hoặc không có lợi nhuận sẽ giảm lợi nhuận của doanh nghiệp nhỏ, ít nhất là trước mắt. Kurz cho rằng: “Bất cứ vụ đầu tư nào không có lãi trước mắt đều phải đưa vào kế hoạch vốn hoạt động. Vì vậy, việc lên kế hoạch cho những khoản đầu tư này là rất quan trọng”.

>> Xem thêm tin tuyển dụng các ngành nghề phổ biến:

Ứng viên ngành Xây Dựng
Ứng viên ngành Tài Chính/Kế Toán/Kiểm Toán
Ứng viên ngành Hành Chính/Thư Ký/Trợ Lý
Ứng viên ngành Chăm Sóc Khách Hàng

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>