Ông Võ Tấn Long được IBM giao chức Tổng giám đốc IBM Việt Nam vào cuối năm 2008, khi nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng khó khăn chung như các nước trên thế giới. Việc một người Việt nắm giữ vị trí trước đây “độc quyền”, của người nước ngoài lại vào thời điểm kinh tế Việt Nam rơi vào khó khăn, không thể không gây nhiều bất ngờ…
Từ một người làm kỹ thuật bước sang phụ trách kinh doanh là một công việc hết sức mới mẻ, thời gian đầu thấy công việc không phù hợp, áp lực kinh doanh lại nặng nề, phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh nên đôi lúc tôi cũng nản.
Song, nhớ lại ngày đầu tiên khi ông Lee Puay Eng, Tổng giám đốc Công ty IBM Việt Nam, đề nghị tôi chuyển sang kinh doanh, thấy tôi lưỡng lự, ông thuyết phục rằng đã là đàn ông thì phải dám vượt qua thách thức. Chính câu nói ấy đã giúp tôi thay đổi suy nghĩ”, ông Long nhớ lại.
Mười năm học ở Liên Xô cũ, ngành Vật liệu và Công nghệ vi điện tử chính là cơ duyên khiến ông Long chọn làm việc tại IBM.
Năm 2005, Tập đoàn IBM toàn cầu đưa ra chiến lược mở rộng thị trường, ông được giao làm Phó tổng giám đốc phụ trách mảng kinh doanh. Nhớ lại thời điểm năm 2006, ông kể:
“Lần đầu tiên tôi và các vị lãnh đạo đến gặp một đối tác lớn. Trong câu chuyện của các vị lãnh đạo IBM, tôi thấy họ trao đổi, bàn bạc không chỉ xoay quanh việc cung cấp dịch vụ mà còn mang lại sự đổi mới cho khách hàng.
Qua buổi làm việc, tôi thấy đầu óc mình mở mang hơn, không chỉ nhìn vào công việc mình đang làm với những con số doanh thu trước mắt, mà phải có tầm nhìn xa hơn. đó là doanh nghiệp chỉ có thể phát triển bền vững khi gắn với xã hội”.
Tuy ngành công nghệ thông tin của Việt Nam bắt đầu khá muộn và đi sau các nước trong khu vực và thế giới, nhưng sau khi Mỹ bỏ cấm vận, lãnh đạo IBM vẫn đặt Việt Nam vào bản đồ phát triển toàn cầu.
Vì vậy, IBM đã xây dựng các Trung tâm Dịch vụ Toàn cầu (GDC) tại Việt Nam, phát triển cả đội ngũ IBM Việt Nam và đặt đội ngũ này vào vị thế giải quyết những vấn đề thời sự của Việt Nam.
Việc thành lập trung tâm tại Việt Nam được xem là bước đầu tiên nối mạng Việt Nam vào hệ thống cung ứng dịch vụ công nghệ của IBM. Một GDC ra đời có ý nghĩa quan trọng trong toàn chuỗi cung ứng, mỗi GDC sẽ là một mắt xích quan trọng trong hệ thống toàn cầu của IBM.
Đây là nơi tập hợp nguồn lực có chuyên môn cao tập trung vào các hoạt động cung cấp giải pháp công nghệ thông tin giúp cải thiện quy trình kinh doanh cho khách hàng của IBM trên toàn thế giới.
“Đó chính là cơ hội cho những trí tuệ và tài năng công nghệ Việt Nam được hòa nhập vào các tập đoàn đa quốc gia để khẳng định mình. Để làm được điều này, mỗi cá nhân phải tự lăn vào việc mà học hỏi. Công việc tại IBM cũng là kho kiến thức vô tận”, ông Long nhận định.
Cơ hội để Việt Nam tham gia dịch vụ công nghệ thông tin và phát triển phần mềm không bị hạn chế. Thu hút được các tập đoàn lớn như IBM, Samsung hay Intel cho thấy rõ tiềm năng này.
IBM Việt Nam những năm gần đây được đề cao với những giải pháp tích cực, hữu hiệu mà IBM Việt Nam đã nghiên cứu, thực hiện, như việc xây dựng các hệ thống ngân hàng lõi, làm thay đổi bộ máy các dịch vụ ngân hàng, áp dụng các giải pháp công nghệ làm cho hạ tầng cơ sở thông minh hơn, giải quyết ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường…
Song song đó, IBM Việt Nam cũng đang đề xuất giải pháp “Hành tinh thông minh hơn” nhằm thu thập và phân tích dữ liệu chính xác từ các trạm biến thế, đường dây cần cải tiến để chống thất thoát năng lượng.
Thế hệ lãnh đạo và nhân viên trẻ Việt Nam đang thể hiện mình trong chuỗi giá trị IBM toàn cầu. Bởi trong số 400 nhân viên IBM Việt Nam thì có đến 97% là người Việt, đa số đang đảm nhiệm những vị trí kỹ thuật, công nghệ chủ chốt và quản lý.
Đứng ở phương diện toàn cầu, Việt Nam rất được IBM quan tâm. Việc tăng hơn 10 lần số lượng nhân viên trong vài năm không phải là trường hợp phổ biến của IBM ở các nước khác. Và như đã nói, Việt Nam là 1 trong 9 nước đầu tiên IBM triển khai giải pháp “hành tinh thông minh hơn”…
Mới đây, IBM Việt Nam đã thành lập Trung tâm Công nghệ Xuất sắc (CoE IBM – UNS) đầu tiên tại TP.HCM nhằm đào tạo các chuyên gia công nghệ thông tin có trình độ cao, do IBM cấp chứng chỉ. IBM sẽ giúp Việt Nam thúc đẩy khả năng sáng tạo của mình để phát triển nhanh hơn và đẩy mạnh vị trí trong nền kinh tế thế giới.
Trong thế kỷ XXI, một trong những lĩnh vực sáng tạo quan trọng nhất là công nghệ. “Ở thế kỷ XXI, mọi việc trở nên rất khó khăn và hoàn toàn khác với thế kỷ XX. Giờ đây, bạn không chỉ phải sáng tạo, phát minh, khám phá, mà còn phải nắm rõ được việc gì cần làm và ứng dụng những sáng tạo của mình như thế nào.
Chính vì vậy mà nhiệm vụ quan trọng nhất của các chính phủ cũng như doanh nghiệp là làm sao ứng dụng được những kiến thức về công nghệ của mình vào thực tế công việc”, ông Long nói.
Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636
Your email address will not be published. Required fields are marked *
Name *
Email *
Website
Comment
You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>
<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>
Leave a Reply