Chạy đua trong sự chuyển đổi lao động

Trình độ dân trí ở đây còn thấp, phát triển chưa đồng đều, đang trở thành rào cản xây dựng nông thôn mới của địa phương”. Theo thống kê, phần lớn đồng bào trong xã Đông Bắc không có thêm nghề phụ, chỉ có duy nhất nghề đan chổi chít thu nhập thấp.

Với áp lực là xã điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hòa Bình, để đạt được tiêu chí về “chuyển dịch cơ cấu lao động”, xã Đông Bắc (huyện Kim Bôi) đã phải “nhập khẩu” thêm nghề mới, nhưng mục tiêu vẫn rất khó đạt được.

Khát nghề

Chỉ cách trung tâm huyện Kim Bôi 9km, có Quốc lộ 12B chạy qua hơn 3km, nhưng để đến với từng thôn, xóm của xã Đông Bắc rất khó khăn. Ông Bùi Văn Bình- Bí thư Đảng ủy xã Đông Bắc cho biết: “Dân cư của xã thưa thớt, được chia thành 7 đơn vị hành chính với 5 dân tộc sinh sống là: Kinh, Mường, Tày, Thái, Dao, trong đó dân tộc Mường chiếm 95%.

Hình ảnh Chạy đua chuyển đổi lao động số 1
Chỉ khoảng 30 lao động ở Đông Bắc làm nghề phụ chổi chít lúc nông nhàn.

Trình độ dân trí ở đây còn thấp, phát triển chưa đồng đều, đang trở thành rào cản xây dựng nông thôn mới của địa phương”. Theo thống kê, phần lớn đồng bào trong xã Đông Bắc không có thêm nghề phụ, chỉ có duy nhất nghề đan chổi chít thu nhập thấp.

Ông Đinh Công Miềng- nguyên Chủ tịch Hội ND xã chia sẻ: “Người dân ở Đông Bắc quanh năm chăm chỉ làm lụng, nhưng cuộc sống chưa có nhiều thay đổi”. Theo ông Miềng, đồng bào ở đây chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp, trong khi dịch vụ chỉ chiếm phần rất nhỏ nên khó có thể thoát nghèo, chứ chưa nói đến làm giàu.

“Nếu không có những chính sách hỗ trợ đặc thù của Nhà nước, nhất là dạy và chuyển đổi nghề mới bên cạnh nghề nông, sẽ không đạt được tiêu chí về chuyển dịch cơ cấu lao động”- ông Miềng thẳng thắn.

Thiếu vốn

Tuy là một xã miền núi, nhưng không nằm trong Chương trình 135, nên trong thời gian “tự đứng bằng đôi chân của mình”, Đông Bắc đã gặp không ít khó khăn. Cho đến nay, hệ thống giao thông chưa được xây dựng và kiện toàn, dân cư phân tán, cả xã có đến 48% số hộ nghèo.

Những khó khăn đó, cùng với việc thiếu vốn, khiến cho “bánh xe” xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Đông Bắc trở nên chậm chạp, dù đã được chọn là xã điểm. Đặc biệt, thu nhập của người dân rất thấp, do nghề chổi chít chẳng đem lại bao nhiêu lợi nhuận.

“Hiện tại, Đông Bắc có đến 80% số người dân sống bằng nghề trồng lúa nước và trồng rừng. Theo đánh giá ban đầu, xã có khoảng 3-4 chỉ tiêu gần đạt. Đến nay, chúng tôi đang xây dựng Đề án NTM; cuối năm nay sẽ hoàn thành quy hoạch. Thực tế, bước đầu xây dựng NTM đã tạo được niềm tin cho nhân dân.”

Ông Bùi Văn Bình – Bí thư Đảng ủy xã Đông Bắc

Chị Bùi Thị Châu – chủ xưởng làm chổi chít duy nhất ở xã bức xúc: “Chúng tôi đi học nghề từ năm 2004 ở Trung tâm dạy nghề trên tỉnh, về quê muốn mở xưởng tạo điều kiện cho bà con trong xã, nhưng ngân hàng cho vay ít vốn, thời hạn ngắn, lãi suất cao, tôi đành phải vay nhờ anh em để mở xưởng”.

Xưởng của chị Châu đang tạo việc làm thời vụ cho 30 lao động. Được biết, tuy mới được “nhập tịch” vào Đông Bắc, nhưng nghề chổi chít đang được coi là “đặc sản” của địa phương, không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà đã “bay” sang cả thị trường Nhật Bản, Nga…

Ông Nguyễn Văn Hải – Chủ tịch Hội ND xã Đông Bắc cho biết: “Thời gian tới, chúng tôi sẽ quan tâm hơn đến đào tạo nghề để cải thiện đời sống cho người dân khấm khá lên”. Ông Hải cũng khẳng định, nếu không có nghề mới dù là nghề phụ thì người dân sẽ khó “ngóc đầu” lên được.

>> Xem thêm tin tuyển dụng các ngành nghề phổ biến:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>