Trai nghiệm EAI // VN: pháp 4E cho nhà ở tại Làng Hoa Gò Vấp
Công trình được xây dựng tại phường 12 quận Gò vấp, là khu vực trước đây được mệnh danh là Làng Hoa Gò Vấp. Mô hình ở này đáp ứng cho một nhu cầu rất lớn của thị trường nhà ở đô thị vừa và nhỏ, rất đặc trưng tại TP Hồ Chí Minh, đặc biệt hơn tại phường 12 – phường 63 tỉnh thành, nơi có số lượng dân nhập cư rất lớn.
- Bạn có nhà đất cho thuê ? Hãy click vào đây để đăng tin nhà đất miễn phí và tìm môi giới nhà đất nếu cần thiết
- Thị trường mua bán nhà đất đang như thế nào ? Click vào đây để biết thêm về nhà đất.
Thông tin dự án:
Địa điểm xây dựng: 284/22/2 Phan Huy Ích, phường 12, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh
Chủ đầu tư: bà Nguyễn Thị Lạc Thư
Kiến trúc sư: Trần Hữu Hoàng Phú
Công ty: Công ty Tư vấn Thiết kế Xây dựng Không gian Kiến trúc Quốc tế (EAI//VN)
Năm thiết kế: 2010
Năm hoàn thành: 2010
Diện tích khu đất: 75.25 m2
Diện tích xây dựng: 36m2
Tổng diện tích sàn: 70m2
Ảnh © Nguyễn Tập
Do diện tích lô đất nhỏ nên đất ở được xây dựng với mật độ cao (70 – 95%), diện tích cây xanh bị thu hẹp tới mức tối thiểu. Làng hoa Gò Vấp, một trong những lá phổi của thành phố trước đây nhanh chóng chuyển thành các công trình xây dựng với vật liệu bê tông cốt thép, tôn,…gia tăng hiện tượng đảo nhiệt đô thị ngày càng tăng tại TP Hồ Chí Minh.
Với kích thước lô đất 6m x 12,5m, công trình chỉ xây dựng 50%, nửa diện tích còn lại được dùng làm sân vườn, hồ nước. Ngoài ra toàn bộ mái của công trình còn được phủ xanh. Do đó mật độ không gian xanh của công trình gần như đạt 100%. Góp phần nâng cao chất lượng không gian, làm mát một cách tự nhiên cho toàn bộ công trình.
Tất cả các phòng trong nhà đều được chiếu sáng tự nhiên: Đối với phòng sinh hoạt chính thì được chiếu sáng trực tiếp, đối với phòng phụ thì được chiếu sáng thông qua giếng trời. Với các giải pháp này, công trình gần như giảm thiểu toàn bộ việc sử dụng năng lượng cho việc chiếu sáng vào ban ngày.
Một biến tấu hiện đại của không gian nhà 3 gian truyền thống. Một mô hình bố trí mặt bằng của nhà truyền thống ba gian dần bị biến mất do đất đai đô thị không đáp ứng đầy đủ, diện tích không gian xanh dần bị thu hẹp. “Giấc mơ của thời xưa cũ” dường như bị lãng quên bởi nhu cầu sống hiện đại, ngay cả với người thiết kế vô thức theo đuổi các trào lưu đương đại. Công trình là một thể nghiệm để tìm kiếm lại hương vị không gian xưa cũ trong đời sống kiến trúc và tiện nghi hiện đại.
Leave a Reply