10 quyết định tài chính sẽ khiến cho bạn hối tiếc suốt 10 năm

Hãy đặt những câu hỏi này. Đây là những câu hỏi hay vì chúng tập trung vào các chi phí định kỳ. Mặc dù các chi phí định kỳ có thể không tốn nhiều mỗi tháng, nhưng theo thời gian chúng sẽ cộng dồn lại. Hãy tìm kiếm các cách cắt giảm những chi phí này và hình dung bạn có thể kiếm được bao nhiêu tiền bằng cách đầu tư những gì bạn đã tiết kiệm được trong vòng 10 năm tới – hẳn là con số đó sẽ nhiều hơn bạn nghĩ.

 

 

Cuộc sống có đầy những quyết định tài chính, có một số thì đơn giản, một số lại phức tạp, nhưng tất cả đều có tiềm năng tạo tác động thực sự tới cuộc sống của bạn. Trong một thập kỷ, thế giới của bạn có thể có chút khác biệt so với hiện nay – tất cả đều bởi các quyết định này.
 

quyết định tài chính

 

Dưới đây là một số lựa chọn tài chính mà bạn có thể sẽ hối hận trong 10 năm. Để giữ cho mình khỏi vất vả, hỗn độn và đau đầu thường xảy ra khi đưa ra quyết định, hãy đưa những quyết định sau vào danh sách những việc không nên làm của bạn.

Đến với business thienmy  để đọc những tin mới về kinh tế thị trường, nắm bắt các công nghệ mới nhất, thị trường bất động sản trong ngày? Còn chần chừ gì nữa mà không click vào để mang về những kiến thức quý báu ý tưởng kinh doanh mới nhất và khám phá cuộc sống điều mình muốn!

 

1. Chờ để bắt đầu lập ngân sách

Bạn từng trì hoãn việc lập ngân sách? Giờ là lúc ngồi xuống và đưa việc chi tiêu của bạn vào vòng kiểm soát.

Điều tuyệt vời trong việc lập ngân sách là nó không chỉ khiến bạn phải theo dõi việc chi tiêu mà còn cho bạn biết thứ bạn nên cảm thấy thoải mái chi tiêu. Bạn đã bao giờ từng nhìn chiếc kem ốc quế và tự nghĩ rằng: “Bạn biết điều gì rồi, mình không chắc mình có nên mua cái này không- có lẽ mình đã chi tiêu quá nhiều tiền vào những thứ  lặt vặt”.

Sẽ không còn như vậy nữa. Khi bạn có một ngân sách, bạn sẽ biết mình có thể chi bao nhiêu và vẫn ổn.

Những lợi ích lâu dài của việc có ngân sách rất tuyệt vời. Hãy nghĩ về tất cả số tiền bạn sẽ tiết kiệm được, các mục tiêu tài chính mà bạn sẽ cấp vốn và sự thanh bình mà bạn sẽ có với bạn đời của mình khi cùng nhau đưa ra các quyết định tài chính. Việc đó rất xứng đáng để làm!

2. Không trả số tiền thanh toán tối thiểu của dư nợ thẻ tín dụng mỗi tháng

Khoản nợ thẻ tín dụng có thể chất đống rất nhanh. Nếu bạn đang không trả được dư nợ thẻ tín dụng mỗi tháng, bạn nên bắt đầu ngay. Lãi suất thẻ tín dụng có thể bòn rút tiền từ các mục tiêu quan trọng khác như mua nhà hoặc tiết kiệm hưu trí.

Lập ngân sách có thể giúp bạn đảm bảo mình đang sử dụng thẻ tín dụng một cách hợp lý.

3. Mua một sản phẩm tài chính mà không nghiên cứu kỹ

Nếu một cố vấn tài chính hoặc một đại lý bán bảo hiểm bán cho bạn một sản phẩm tài chính, hãy đảm bảo bạn tự tìm hiểu về sản phẩm tài chính trước khi đặt bút ký.

4. Phớt lờ quỹ phòng trường hợp khẩn cấp

Quỹ phòng trường hợp khẩn cấp sẽ bảo vệ bạn khỏi những việc không thể tránh được. Có một số thời điểm bạn sẽ gặp thất bại tài chính. Có thể chỉ là vài trăm đô la hoặc vài ngàn đô la là đủ.

Bạn nên để dành ra số tiền đủ cho chi phí trong 8 tháng trong trường hợp khẩn cấp. Sau khi đã dùng quỹ phòng trường hợp khẩn cấp, hãy đặt ưu tiên hàng đầu là tái bổ sung tiền cho quỹ đó ngay. Nếu để quỹ phòng trường hợp khẩn cấp của mình trôi xuống vực, bạn sẽ thấy mình mắc thêm nhiều khoản nợ không thể xử lý được.

5. Mua một chiếc xe mới khi bạn không đủ tiền

Các phương tiện đi lại rất quan trọng đối với nhiều người, nhưng chúng cũng có thể trở thành một chiếc hố đen. Nếu bạn đang lên kế hoạch mua hoặc thuê một phương tiện đi lại và biết mình không có tiền, hãy đừng làm như vậy.

Việc chi trả từng phần chiếc xe sẽ vượt quá giá của chiếc xe đó, và bạn sẽ tiêu lẹm vào quỹ hưu trí lúc nào không hay.

6. Để sự ngạo mạn len vào việc đầu tư thông minh

Nếu bạn không phải là một chuyên gia tài chính hoặc không được học về tài chính, bạn sẽ mắc phải những sai lầm lớn nếu làm một mình. Nói như vậy không có nghĩa là một số người không thể làm được việc này, nhưng dần dần bạn sẽ hối tiếc khi cố gắng bán non một cổ phiếu (một bước đi mà những người am hiểu thực hiện) và cuối cùng bị mất một số tiền lớn. Đầu tư vào việc học tài chính của mình ít nhất là qua các cuộc gặp gỡ với các chuyên gia cố vấn là một cách làm khôn ngoan.

Các chuyên gia cố vấn tài chính có thể tiết kiệm cho bạn nhiều thời gian và tiền bạc, đảm bảo chiến lược đầu tư của bạn phù hợp với hoàn cảnh của bạn. Có nhiều loại chuyên gia cố vấn, vì vậy hãy nghiên cứu xem loại nào phù hợp với bạn và các mục tiêu của bạn.

7. Lờ đi các phương án bảo hiểm của bạn

Nếu ngay bây giờ bạn qua đời, thì vấn đề tài chính của gia đình bạn có ổn không? Nếu không, bạn có thể cần bảo hiểm nhân thọ.

Và đó chỉ là một ví dụ. Có một số chính sách bảo hiểm quan trọng mà bạn cần cân nhắc như: bảo hiểm thương tật, có thể cả bảo hiểm chăm sóc lâu dài nếu bạn đã hơn 60 tuổi và thậm chí là cả bảo hiểm toàn diện.

Bảo hiểm bảo vệ bạn trước trách nhiệm tài chính mà bạn không thể trả được bằng quỹ phòng trường hợp khẩn cấp của bạn. Đừng lơ là nó.

8. Không có quỹ hưu trí

Tiết kiệm cho lúc nghỉ hưu là một việc quan trọng. Nếu bạn đang tin cậy quỹ An sinh xã hội là nguồn thu nhập duy nhất của mình, thì hãy nghĩ lại. Có vẻ như bạn sẽ không thể duy trì cách sống của mình với chỉ lợi ích từ quỹ an sinh xã hội. Nếu bạn làm được việc đó thì xin chúc mừng bạn đang sống khá tiết kiệm!

9. Không có cùng quan điểm về tài chính với bạn đời

Nếu bạn muốn tài chính của mình bị phá tan tành, thì không cùng quan điểm về tiền bạc với bạn đời là cách chắc chắn để hiện thực hóa điều đó.

Nếu các bạn đã kết hôn, thì hai bạn đã là một và phải có cùng mục đích.

Vì sao các bạn vẫn không có cùng các mục đích tài chính? Hãy nói chuyện về các khác biệt của các bạn, học cách thỏa hiệp và cùng đi về một hướng. Về lâu dài, việc này sẽ rất đáng giá.

10. Để các chi phí định kỳ chi phối ngân sách của bạn

Bạn có một hóa đơn điện thoại di động giá cao? Bạn đang phải trả quá nhiều tiền cho dịch vụ vệ sinh mỗi tháng? Thế còn hóa đơn truyền hình cáp thì sao – có bao nhiêu kênh bạn mua nhưng thực sự không xem?

Hãy đặt những câu hỏi này. Đây là những câu hỏi hay vì chúng tập trung vào các chi phí định kỳ. Mặc dù các chi phí định kỳ có thể không tốn nhiều mỗi tháng, nhưng theo thời gian chúng sẽ cộng dồn lại. Hãy tìm kiếm các cách cắt giảm những chi phí này và hình dung bạn có thể kiếm được bao nhiêu tiền bằng cách đầu tư những gì bạn đã tiết kiệm được trong vòng 10 năm tới – hẳn là con số đó sẽ nhiều hơn bạn nghĩ.

Có những lựa chọn tài chính thông minh có thể dẫn tới tương lai sáng sủa hơn. Ngay cả chỉ thực hiện vài bí quyết trong số này cũng có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể trong cuộc sống của bạn.

Hồ sơ Doanh Nghiệp
Tin Tức Giáo dục
Chuyện Doanh Nhân
  Tin Tức Giải Trí
Quản trị Doanh Nghiệp
 

BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN

BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN

 
 

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>