Những thói quen hàng ngày sẽ định hình con người bạn. Bạn chính là những gì bạn làm. Nói như Winston Churchill: “Thành công không phải là kết thúc, thất bại không phải là chết người – chỉ có lòng can đảm đi tiếp mới là điều đáng giá”. Nếu bạn đã từng thất bại trong quá khứ nhưng không bỏ cuộc, bạn thực sự mạnh mẽ hơn bạn nghĩ.
Nếu bạn vừa mới vấp ngã và có ý định bỏ cuộc, đừng làm như vậy. Luôn có một lối thoát nào đó, chỉ là bạn chưa tìm thấy nó mà thôi. Hãy tiếp tục cố gắng. Hãy tìm hiểu tại sao và làm thế nào bạn lại rơi vào cảnh bế tắc và tìm cách bứt ra khỏi những thất bại tạm thời. Thật không may, hầu hết mọi người đều từ chối tìm hiểu về thất bại. Và cuối cùng, họ từ bỏ ước mơ, từ bỏ những công việc quan trọng với họ để tiếp tục đắm chìm trong sự bất mãn.
Mọi người đều sợ hãi thất bại, nhưng thất bại là điều không thể tránh khỏi và cách bạn phản ứng với nó sẽ tạo nên sự khác biệt. Bạn không phải là những thất bại của bạn. Dưới đây là một vài thói quen chắc chắn đưa bạn tới thất bại và cách bạn đối phó với chúng.
1. Không lập kế hoạch
Bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để thành công trong cuộc sống nếu bạn có một kế hoạch. Kế hoạch đó không nhất thiết phải hoàn hảo. Thế giới thực không trao phần thưởng cho những người cầu toàn mà cho những người hoàn thành công việc. Hãy suy nghĩ kỹ về những điều bạn muốn đạt được và lập kế hoạch về những việc cần làm tiếp theo ở mọi thời điểm. Kế hoạch của bạn cần phải cụ thể, có thể đo lường được và có thời hạn hoàn thành. Đó phải là một bức tranh lớn tổng thể chuẩn bị cho bạn thực hiện. Đừng lập những kế hoạch mơ hồ. Bạn sẽ dễ trì hoãn nếu kế hoạch của bạn không thể đo lường được. Làm việc với các mốc thời gian sẽ cho những kết quả chuẩn xác hơn và nhanh hơn.
2. Sợ hãi ngay cả việc thử sức
“Bạn trượt 100% những phát súng bạn không bắn” – Wayne Gretzky. Bạn chỉ có thể tiến lên nếu bạn bước đi. Vượt qua nỗi sợ hãi thất bại là bước đi đầu tiên tới thành công. Hãy đương đầu với những nỗi sợ hãi của bạn ngay hôm nay. Bạn có nhớ giấc mơ mà bạn đã quá sợ hãi không dám theo đuổi? Không bao giờ quá muộn để bạn thử thêm một lần nữa. Đừng bao giờ bỏ lỡ cơ hội để thử sức.
“Không quan trọng là bạn đã phạm sai lầm bao nhiêu lần hay bạn tiến chậm đến đâu, bạn vẫn đi trước những người còn không dám thử” – Tony Robbins.
3. Từ bỏ quá sớm
Bạn kiên trì như thế nào trong việc theo đuổi những giấc mơ và mục tiêu trong cuộc sống? Một trong những bí mật quan trọng nhất của thành công là học cách chinh phục những nghi ngờ của chính bạn. Hầu hết chúng ta đều từ bỏ niềm đam mê của mình quá sớm. Tất cả những người thành công mà bạn biết ngày hôm nay đều có một câu chuyện về lòng kiên trì để chia sẻ. Và không có ví dụ nào tốt hơn về lòng kiên trì, bền gan bền chí hơn câu chuyện cuộc đời của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln.
Ông thất bại trong kinh doanh ở tuổi 21, thất bại trong cuộc đua vào hội đồng lập pháp ở tuổi 22, thất bại trong kinh doanh lần nữa ở tuổi 24 và thua trong cuộc chạy đua vào quốc hội năm 34 tuổi. Ở tuổi 45, ông thua trong cuộc chạy đua vào ghế thượng nghị sĩ. Và ông thất bại trong nỗ lực trở thành Phó tổng thống vào năm 47 tuổi. Nhưng cuối cùng ông đã đắc cử Tổng thống Mỹ vào năm 52 tuổi.
Lincoln chưa bao giờ từ bỏ. Ông đã có thể bỏ cuộc sau nhiều lần thất bại nhưng ông vẫn theo đuổi khát vọng của mình để nắm giữ vị trí quyền lực nhất nước Mỹ. Không gì có thể thay thế cho sự kiên trì. Miễn là bạn vẫn tiếp tục cố gắng sau mỗi lần thất bại, bạn vẫn chưa thua cuộc.
4. Không có niềm tin
Nếu bạn không tin tưởng vào những gì bạn làm, một lúc nào đó bạn sẽ bỏ cuộc. Nếu bạn không có lý do để tin tưởng rằng bạn có khả năng chinh phục giấc mơ và mục tiêu của bạn, mọi nỗ lực bạn đặt vào đó đều lãng phí. Những niềm tin vô thức trong tâm trí đóng vai trò quan trọng trong những nỗ lực của bạn trong cuộc sống. Nếu bạn không trông đợi một kết quả thành công, bạn sẽ không thúc đẩy bản thân đạt được nó. Sự phát triển của bạn phụ thuộc vào quyết định vượt qua những thất bại và trưởng thành từ chúng.
5. Bào chữa
Luôn có một lý do để bào chữa tại sao điều đó không thể thực hiện được. Mọi người luôn luôn giải thích tại sao họ không thể, không nên, đã không hoặc đơn giản là sẽ không làm gì đó. Khi bạn đưa ra lời bào chữa, bạn chỉ đơn giản nói rằng “Tôi không thể kiểm soát”. Nhưng bạn biết không – bạn là người duy nhất kiểm soát mọi hành động và quyết định của bạn trong thế giới này. Những lời bào chữa sẽ tước đạt sức mạnh cá nhân của bạn.
Mọi người thường tìm lời bào chữa bởi vì sợ hãi những điều không xác thực. Nhiều người lại sợ hãi sự thay đổi, sự từ chối và sự xấu hổ. Nỗi sợ hãi khóa chặt bạn trong vùng an toàn của bạn. Và sẽ không có điều gì kỳ diệu và đáng nhớ nào xảy ra trong vùng an toàn của bạn cả. Bạn có thể ngừng bào chữa nếu bạn học được cách loại bỏ mọi nỗi sự hãi ra khỏi cuộc sống của bạn. Lần tới, nếu bạn gặp thất bại, đừng viện cớ. Hãy coi đó là thử thách, học hỏi từ nó và tiếp tục tiến lên. Những cái cớ chỉ là sự xao nhãng, nó làm suy giảm lòng tự tin của bạn và niềm tin vào bản thân của bạn. Bạn sẽ không muốn điều đó đâu – đặc biệt là khi bạn vẫn có quá nhiều thứ để chứng minh với thế giới.
BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN
BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN
Leave a Reply