Không ai làm kinh doanh với mục tiêu thất bại. Nhưng không may nó lại xảy ra với hầu hết các doanh nghiệp. Đôi khi bạn bị sa lầy rất sâu. Nó có thể là một vấn đề về quản trị hay là lỗi trong chiến lược. Có quá nhiều lỗi nhỏ không báo trước có thể khiến việc kinh doanh của bạn gặp rắc rối. Bất kể là gì, lựa chọn duy nhất tới tận cùng là bơi hoặc chết chìm.
Nếu bạn không sẵn sàng cho sự phá sản, bạn vẫn còn vài lựa chọn
Trung thực với chính mình
Tiền bạc là một trong những lĩnh vực khó trung thực với bản thân nhất. Nó rất dễ sinh ra sự bào chữa. Để lại mọi suy nghĩ phía sau. Khủng hoảng tài chính không phải thời điểm để bào chữa cho tình hình của bạn. Nó không phải là thời điểm để đổi lỗi cho nền kinh tế hay đối thủ cạnh tranh đã phá giá. Công việc kinh doanh có thể là phụ thuộc vào nền kinh tế. Nhưng tài chính của bạn thành công hay không lại phụ thuộc vào vài trò lãnh đạo và khả năng trung thực của bạn về vấn đề tài chính
Bạn càng trung thực bao nhiêu thì càng có nhiều phương thuốc cho vấn đề tài chính.
Hành động ngay, nhưng hãy hành động khôn ngoan
Xác định nguồn gốc của các vấn đề cấp bách nhất của sự hỗn loạn tài chính công ty của bạn. Sau đó hãy giải quyết chúng. Không lòng vòng với chúng. Hãy xem chúng như miếng rằm trong chân của bạn, giải quyết ngay trước khi nó gây thêm thiệt hại. Bước này có thể khó khăn đối với nhiều chủ doanh nghiệp bởi lẽ phải ra các quyết định khó. Tuy nhiên trong nhiều trường đều là những quyết định đáng lẽ ra phải quyết định từ lâu. Hiện giờ tình hình tài chính của bạn đang khủng hoảng, không còn chỗ cho chuyện tình cảm, trừ khi chuyện tình cảm ấy có thể trả được các hóa đơn.
Hãy chắc chắn rằng quyết định của bạn là thông minh. Đừng cắt đứt một nhà cung cấp thiết yếu hay giảm chất lượng của sản phẩm. Xem xét các quyết định có lợi cho công ty nhưng không được ảnh hưởng đến cách thức phục vụ khách hàng.
Hãy thử đàm phán lại trước khi nộp đơn phá sản
Một khi bạn đã xác định các vấn đề quan trọng, và bạn đã thực hiện những quyết định khó khăn, hãy nhìn về các vấn đề khác.
Thay vì các bữa tiệc bất cứ điều gì làm bạn tốn quá nhiều tiền, hãy thử đàm phán lại hợp đồng hoặc kế hoạch thay thế. Đây là một quá trình mà thường xảy ra trong quá trình nộp đơn phá sản, nhưng bạn cần phải chặn trước tình hình này. Tiết kiệm tiền có thể giúp bạn thoát khỏi khó khăn tài chính. Nó cũng sẽ đưa bạn vào một vị trí tốt hơn trong cơ hội phát triển doanh nghiệp.
Thay đổi mô hình kinh doanh
Hãy nghiên cứu kỹ mô hình kinh doanh hiện tại của bạn. Tìm kiếm các cơ hội tiềm năng và cải tiến để giúp bạn có thể tiếp tục trên đôi chân của mình, và ngăn chặn thảm họa tài chính trong tương lai.
Nhìn vào thị trường mục tiêu của bạn, và hiểu cách chúng đang thay đổi và phát triển. Làm thế nào bạn có thể tiếp nhiều khách hàng hơn bây giờ và trong tương lai gần? Bạn đang tiếp cận đúng các khách hàng mục tiêu không? Bạn có thể cải tiến sản phẩm cho phù hợp tốt hơn nhu cầu của khách hàng, và giải quyết vấn đề của họ? Tất cả những câu hỏi mà có thể giúp bạn cơ cấu lại mô hình kinh doanh của bạn hoạt động tốt hơn bây giờ và trong tương lai.
Khủng hoảng tài chính không cần phải là sự kết thúc và phá sản chỉ nên được xem xét trong trường hợp không có gì khác phải làm. Nhớ rằng phải trung thực với chính mình về tài chính. Nếu bạn tiếp tục, bạn sẽ học được những bài học có giá trị cho thời gian tiếp theo.
Theo LifeHack
BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN
BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN
Leave a Reply