Hãng phim Hollywood “vớ bẫm” tại thị trường Trung Quốc

Phim không chỉ lép vế trên sân nhà, mà còn ít tên tuổi trên thị trường quốc tế, dù nước này sản xuất nhiều phim thứ ba thế giới, theo Cục Phát thanh, Truyền hình và Điện ảnh nước này. Thêm vào đó, dù là đất nước đông dân nhất, vẫn chưa có sản phẩm nào mang tầm ảnh hưởng toàn cầu như ” Gangnam Style” của ca sĩ Psy (Hàn Quốc) hay các ca khúc của nhạc sĩ Ấn Độ Ravi Shankar. Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào năm ngoái đã thừa nhận quyền lực mềm của nước này vẫn chưa theo kịp vị thế kinh tế và chính trị.

Năm 2012, doanh thu phòng vé tại Trung Quốc là 2,7 tỷ USD, hơn một nửa số đó thuộc về phim nước ngoài, dù số lượng công chiếu chỉ bằng một phần rất nhỏ phim Trung Quốc.

Xem phim đang là hoạt động ngày càng trở nên phổ biến với người dân Trung Quốc. Cứ mỗi ngày lại có 10 rạp chiếu mới mở ra tại đây. Doanh thu phòng vé năm 2012 tăng tới 30% lên 17 tỷ nhân dân tệ (2,7 tỷ USD), đưa Trung Quốc thành thị trường phim chiếu rạp lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ.

Chiếm thế thượng phong về số lượng công chiếu (893 phim) nhưng các bộ phim nội địa lại chỉ chiếm doanh thu ngang bằng so với 34 phim nước ngoài được chiếu tại nước này. Pen Kang, một nhà nghiên cứu tại Học viện phim truyện Baptist Hong Kong cho biết: “Các bộ phim thành công đều là bom tấn của . Phim Trung Quốc gần như không có lợi thế, do các tiêu chuẩn sản xuất và công nghệ đều kém hơn”.

  •  Mạng Việc Làm là một trong những trang web Tìm Việc Làm chất lượng và uy tín nhất hiện nay. Tại đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tất cả thông tin tuyển dụng trung thực nhất, sẽ giúp bạn Tìm Việc Nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao.
Phim nước ngoài thống trị tại các rạp chiếu Trung Quốc. Ảnh: WSJ

Phim nước ngoài thống trị tại các rạp chiếu Trung Quốc. Ảnh: WSJ

Năm 2012, Trung Quốc đã phải tăng giới hạn phim ngoại được chiếu từ 20 lên 34, dưới sức ép của Hollywood và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Vì vậy, lần đầu tiên trong vòng 10 năm, doanh thu phòng vé của phim nước ngoài đã vượt lên phim Trung Quốc, với 51,5%.

Naxin Ping, chủ một cửa hàng đồ cổ tại Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết cô đến rạp nhiều lần một năm, xem cả phim Trung Quốc và nước ngoài. Cô nói: “Tôi xem cả ‘Người nhện’, ‘Điệp vụ bất khả thi’, ‘Nhất đại tông sư’ và ‘Lạc ở Thái Lan’. Đó là sở thích cá nhân thôi”. Ping thuộc tầng lớp trung lưu mới nổi tại Trung Quốc – những người sẵn sàng trả tới 13 USD cho một vé xem phim. Vì vậy, Trung Quốc đang là thị trường béo bở cho các hãng phim nước ngoài.

Tập đoàn bất động sản hàng đầu nước này – Wanda đã thành chủ sở hữu của rạp chiếu phim lớn nhất thế giới năm ngoái, sau khi mua AMC Entertainment (Mỹ) với giá 2,6 tỷ USD. Wanda trước đó đã điều hành chuỗi rạp chiếu lớn nhất Trung Quốc.

  •  Mang Viec Lam sẽ được kết nối với nhau, tạo nên một tổng thể Tìm Việc hiệu quả, giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm việc làm.

Những năm gần đây, các bộ phim bom tấn của Hollywood như “Avatar” hay “Transformers” đã liên tục gặt hái thành công tại Trung Quốc. Dù tháng trước, phim hài kinh phí thấp của nước này có tên “Lạc ở Thái Lan” đã trở thành phim có doanh thu phòng vé lớn nhất từ trước đến nay.

Tuy nhiên, Robert Cain, một nhà sản xuất phim làm việc tại Trung Quốc 25 năm cho biết thực ra đó là do phim được chiếu vào thời gian phim Hollywood bị giới hạn tại Trung Quốc. Những bom tấn như “Skyfall” hay “The Hobbit” đã công chiếu trên thế giới từ năm ngoái. Nhưng phải đến đầu năm nay, các phim này mới được phát hành tại Trung Quốc, khi phần lớn người dân đã xem hết qua đĩa lậu.

Phim Trung Quốc không chỉ lép vế trên sân nhà, mà còn ít tên tuổi trên thị trường quốc tế, dù nước này sản xuất nhiều phim thứ ba thế giới, theo Cục Phát thanh, Truyền hình và Điện ảnh nước này. Thêm vào đó, dù là đất nước đông dân nhất, Trung Quốc vẫn chưa có sản phẩm nào mang tầm ảnh hưởng toàn cầu như ” Gangnam Style” của ca sĩ Psy (Hàn Quốc) hay các ca khúc của nhạc sĩ Ấn Độ Ravi Shankar. Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào năm ngoái đã thừa nhận quyền lực mềm của nước này vẫn chưa theo kịp vị thế kinh tế và chính trị.

Tuy nhiên, Rance Pow, giám đốc công ty tư vấn phim truyện Artisan Gateway (Trung Quốc) nhận định: “Trung Quốc có thể tạo ra các sản phẩm thương mại lớn không chỉ cho nước này mà còn cả thế giới”. Nhưng việc đó chỉ xảy ra khi khâu kiểm duyệt khắt khe tại đây được nới lỏng. Đạo diễn Tạ Phi (Trung Quốc) cũng cho rằng hệ thống này đã kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp giải trí, làm thui chột khả năng khám phá nghệ thuật và lãng phí nhân lực.

Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>