Thiết kế quầy giải khát Chop Stick của Visiondivision

 

 

Công ty Thụy Điển Visiondivision (Anders Berensson và Ulf Mejergren đồng sáng lập) vừa được Indianapolis Museum Of Art ủy quyền thực hiện một công trình quầy giải khát công cộng cho mảnh đất rộng 100 mẫu của họ: Công viên Nghệ thuật và Thiên nhiên Viriginia B. Fairbanks. 

ima15

Bản vẽ quầy giải khát Chop Stick do Visiondivision thực hiện cho Bảo tàng Nghệ thuật Indianapolis / Ảnh(c) Visiondivision

Đồ án Chop Stick được hoàn thành dựa trên một ý niệm toàn cầu: “Để tạo ra điều gì mới mẻ, anh cần phải hy sinh cái gì khác.”

Các kiến trúc sư chia sẻ: “Từ chiếc điện thoại di động đến chiếc xe hơi, sàn nhà bằng đá đến tấm ván gỗ… tất cả đều là tổng hợp của nhiều mảnh ghép khác nhau từ thiên nhiên, được khai thác bằng cách này hay cách khác. Đồ án của chúng tôi giới thiệu một hướng khai thác tài nguyên khéo léo, để công trình hoàn thiện sẽ thể hiện được chất liệu làm nên nó theo một cách thức thuần túy, đậm tính giáo dục. Đó là cách chúng tôi bày tỏ lòng tôn trọng với chính nguồn tài nguyên và những người sử dụng công trình.”

ima16
Bên ngoài công trình / Ảnh (c)Visiondivision

Vật liệu gốc được chọn để dựng nên cấu trúc là một cây dương vàng cao 100 foot (khoảng 30 mét rưỡi) – loài cây biểu trưng của bang Indiana nước Mỹ – vì vẻ đẹp, kích thước đáng kể, và chất gỗ rắn chắc của nó. Visiondivision tìm ra cây dương này ở Anderson (Indiana) và biến nó thành một công trình hữu ích.

ima17
Những chiếc xích đu làm từ một phần thân cây / Ảnh (c)Visiondivision

Thân cây đẵn xong được vận chuyển tới công trường. Ở đó, nó được treo lên, tạo thành một cấu trúc xà ngang. Vỏ cây được bóc ra hết, để tránh về sau khi độ ẩm trong thớ gỗ giảm đi, thân cây quắt lại, lớp vỏ cây nứt nẻ sẽ bong ra và rơi xuống đầu người qua lại bên dưới. Đầu tiên, các nghệ nhân tách từng cuộn vỏ cây ra khỏi thân cây, đập dẹp chúng và cắt chúng thành những phiến mỏng, rồi xếp chồng chúng lên nhau và ép chúng xuống để chúng không bị uốn quéo lại. Các phiến vỏ được sấy khô, khử trùng và cất giữ ở nơi kín đáo có nhiệt độ thích hợp, cho đến khi cần dùng đến. Vỏ cây rất bền, có thể lưu giữ đến 80 năm, mà không cần bảo trì. Sau khi xử lý phần vỏ cây, các nghệ nhân tách phần gỗ ngoài của thân cây ra và chế tác chúng thành những thành phần khác nhau của công trình: cột và vách cho quầy giải khát, xích đu cho trẻ em, ghế băng và bàn con đặt dưới ngọn cây.

Berensson và Mejergre cũng nghiên cứu để tìm cách ứng dụng bộ phận khác của cây vào công trình này. Rễ cây có thể dùng làm thực phẩm, chiết thành trà và nước dinh dưỡng để bán tại quầy giải khát. Nước xi-rô chiết từ nhựa cây dương vàng được bày bán tại quầy giải khát.

Lá và hoa ép khô có thể dùng để trang trí mặt kính trước quầy. Người ta cũng có thể chiết xuất mật ong từ hoa dương. Các phần nhánh cây có đường kính nhỏ hơn 5 inch được cắt đi để tránh mục rữa về sau, và được chế tác thành các chi tiết như chân ghế, chân bàn, hoặc được nghiền thành xơ gỗ để dùng làm vật liệu cách nhiệt, cách điện.

ima18
Những chiếc xích đu được chế từ một phần thân cây / Ảnh (c)Visiondivision

ima19
Các kiến trúc sư Visiondivision phát kem tại lễ khánh thành công trình / Ảnh (c)Visiondivision

ima20
Những chiếc bàn, chiếc ghế đặt dưới các cành cây / Ảnh (c)Visiondivision

ima21
Toàn cảnh công trình trong một chiều hè bình thường / Ảnh(c) Visiondivision

ima22
Những bóng đèn làm từ vỏ các cành cây nhỏ trĩu xuống từ ngọn cây và phát sáng trong đêm / Ảnh(c) Visiondivision

vdchopstick03
Trái: Nội thất quầy hàng / Phải: Logo của công ty được khắc lên thớ gỗ

ima01
Tiểu cảnh render/ Ảnh (c)Visiondivision

ima02
Tiểu cảnh render / Ảnh (c)Visiondivision

ima03
Họp bàn trước khi đốn cây dương / Ảnh(c)Donna Sink

ima04
Chuẩn bị đốn cây / Ảnh(c)Donna Sink

ima05
Thân cây đốn xong được chuyển ra khỏi gốc bằng cần cẩu / Ảnh(c)Donna Sink

ima06
Bố trí thân cây nằm ngang / Ảnh(c)Donna Sink

ima07
Tách vỏ cây thành cuộn / Ảnh(c)Donna Sink

ima08 (1)
Gỗ thừa được cắt ra để đóng bàn cho quầy giải nước / Ảnh: Donna Sink

ima09
Vận chuyển thân cây tới công trường / Ảnh(c)Donna Sink

ima10
Vận chuyển thân cây tới công trường / Ảnh(c)Donna Sink

ima11
Trên đường đến công trường / Ảnh(c)Donna Sink

ima12
Thân cây tách vỏ được bố trí tại điểm xây dựng / Ảnh(c)Donna Sink

ima13
Mật ong có thể chiết xuất từ hoa dương dùng bán tại quầy giải khát / Ảnh(c) Donna Sink

ima14
Sơ đồ minh họa quá trình đẵn cây và biến nó thành công trình kiến trúc / Ảnh (c)Visiondivision

vdchopstick01
Sơ đồ tính toán việc cắt xẻ thân cây /Các góc nhìn khác nhau của công trình Chop Stick

Thông tin dự án:

Kiến trúc sư: Visiondivision – Anders Berensson & Ulf Mejergren
Kiến trúc sư địa phương : Donna Sink
Khách hàng: Indianapolis Museum Of Arts
Địa điểm: Công viên Nghệ thuật và Thiên nhiên Virginia B. Fairbanks tại Bảo tàng Nghệ thuật Indianapoli, Indianapolis, Hoa Kỳ
Quản lý đồ án: Lisa Freiman & Sarah Green
Kỹ sư kết cấu: Dave Steiner
Chủ thầu: The Hagerman Group
Làm mộc: Dave And Dave
Ảnh: Eric Lubrick (Ima), Donna Sink, Visiondivision

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>