Phong cách quản lý của người Trung Quốc vốn rất khác so với phương Tây. Tuy nhiên, điểm thành công của Jack Ma là đã biết pha trộn hoàn hảo giữa 2 nền văn hóa này để mang lại thành công cho Alibaba.
Jack Ma là nhà sáng lập gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba. Công ty hiện có 27.000 nhân viên với vốn hoá thị trường đạt 215 tỷ USD. Và để thành công, ngoài cá tính đặc biệt của mình, Jack Ma đã xây dựng được một hệ thống quản trị khá tuyệt vời cho tập đoàn này.
Từ 0 – 27.000 nhân viên
Phong cách quản lý của người Trung Quốc vốn rất khác so với phương Tây. Tuy nhiên, điểm thành công của Jack Ma là đã biết pha trộn hoàn hảo giữa 2 nền văn hóa này để mang lại thành công cho Alibaba.
Porter Erisman – cựu Phó chủ tịch Alibaba, đồng thời là tác giả cuốn sách Alibaba’s World là người may mắn chứng kiến sự trưởng thành của Alibaba từ khi chỉ có 45 nhân viên cho tới kích thước khổng lồ như hiện nay. Trong cuốn sách của mình, Porter có chỉ ra 6 điểm đặc biệt trong phong cách quản lý và văn hóa đã tạo nên thành công cho Alibaba gồm:
1. Mục đích của Alibaba là gì? Nhân viên của Alibaba tập trung vào điều gì?
2. Chính sự kiên nhân đã giúp Alibaba đánh bại eBay.
3. Sức mạnh đồng đội: Phong cách quản lý của người Trung Quốc khác với phương Tây.
4. Nếu phải lựa chọn, bạn sẽ chọn thuê một đội ngũ nhân viên “toàn ngôi sao” hay những người có khả năng làm việc nhóm?
5. Nhân viên mắc lỗi và cách xử lý của Alibaba.
6. Không để mất nhân tài chỉ vì đặt họ vào sai vị trí.
Mũi nhọn và mục tiêu của Alibaba là gì?
Mục đích của chúng tôi (Alibaba) là xây dựng một nền tảng cho các doanh nhân. Đơn giản chúng tôi muốn tạo ra việc làm cho các doanh nhân. Đối với Alibaba mà nói, khách hàng thậm chí quan trọng hơn cả lợi nhuận.
“Jack Ma luôn nhắc nhở chúng tôi phải chắc chắn người dùng trên các websites của Alibaba đang kiếm được tiền. Chỉ khi họ kiếm được tiền, Alibaba mới có lợi nhuận. Jack Ma rất giỏi trong việc thúc đẩy mọi người theo đuổi mục tiêu chung chứ không phải làm theo những gì ông ấy muốn. Chúng tôi luôn cố gắng để đạt được mục tiêu của công ty chứ không phải làm vui lòng Jack Ma”.
Alibaba đã đánh trúng vào điểm yếu của eBay là thiếu kiên nhẫn
Alibaba biết rằng các nhà đầu tư của eBay không có tính kiên nhẫn – điểm mấu chốt nếu muốn dành chiến thắng tại thị trường Trung Quốc. Vì vậy, họ thực hiện rất nhiều kế hoạch, gây áp lực lên eBay khiến các nhà đầu tư tại phố Wall nghĩ rằng người Trung Quốc sẽ chẳng bao giờ bỏ 1 đồng xu nào cho website này. Chính điều đó đã giúp họ sống sót.
Đồng thời với đó, Alibaba tạo ra dịch vụ C2C TaoBao tại Trung Quốc: KPI chính của đội quản lý là tạo ra một khối lượng công việc cho người dùng TaoBao. Trong những ngày đầu, Jack Ma nói với nhân viên rằng họ cần tạo ra “X triệu việc làm” trong năm nay. “Nếu mang về doanh thu vượt qua mục tiêu hiện tại, tôi sẽ phạt. Bởi điều đó có nghĩa là các anh đang cố gắng kiếm được nhiều tiền hơn từ trên website”.
Văn hóa pha trộn Đông Tây
Jack Ma vốn là một giáo viên và điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới phong cách quản lý của ông. Ông ấy “rất cởi mở nhưng những lúc cần lại cũng rất nghiêm khắc”. Jack Ma được đánh giá là nhà lãnh đạo hoàn hảo cho đội ngũ nhân viên chưa có kinh nghiệm – mục tiêu của ông là giúp họ trở thành những nhà quản lý tuyệt vời”.
Nếu nhìn vào Alibaba có thể thấy rõ phong cách quản lý định hướng theo nhóm nhiều hơn so với phương Tây. Ví dụ điển hình là các công ty phương Tây thường có 2 nhà sáng lập còn Alibaba có tới 18 nhà sáng lập. “Các công ty Trung Quốc có thể quản lý nhóm lãnh đạo tốt hơn phương Tây – nơi có xu hướng theo chủ nghĩa cá nhân nhiều hơn”.
Không cần tuyển dụng đội ngũ toàn ngôi sao
Vấn đề quan trọng là tìm ra một đội ngũ nhân viên có khả năng làm việc tốt cùng nhau thay vì tuyển dụng một đội ngũ tập hợp toàn ngôi sao với CV đẹp. “Alibaba đã thử nghiệm một đội ngũ nhân viên có bằng MBA và CV đẹp. Tuy nhiên kết quả họ không làm việc tốt cùng nhau”.
Nhân viên mắc lỗi được xử lý thế nào?
Khi Porter gia nhập công ty, anh mang theo tư tưởng quản lý hướng tới sự hoàn hảo của phương Tây nhưng Jack Ma đã khiến Porter thay đổi. Ông nói nhân viên Alibaba luôn đùa rằng: “Nhà quản lý phương Tây phân tích nhiều nhưng chẳng làm mấy. Trong khi đó, người Trung Quốc coi hành động và kết quả quan trọng hơn phân tích”. Đúng như câu tục ngữ: Nói ít làm nhiều.
“Jack Ma từng nói với tôi rằng, Porter, tôi không bao giờ nổi điên nếu anh mắc lỗi nhưng tôi không thể chấp nhận việc anh không làm gì cả. Làm sai, không sao cả. Nhưng nếu không làm gì, anh sẽ bị thay thế”.
Không để mất nhân viên chỉ vì đặt họ vào sai vị trí
Khi Porter làm việc tại Alibaba, chức vụ của anh ấy đã thay đổi 8 lần trong 8 năm. Sau mỗi năm, hệ thống quản lý sẽ được thay đổi phụ thuộc vào nhu cầu của cả nhóm. Giống như đội bóng sử dụng quyền thay người dựa trên trạng thái tấn công của đội bạn.
Một nét văn hóa rất hay của Alibaba đó là: Nếu làm việc trong công ty nhưng cảm thấy đó chưa phải là vị trí phù hợp nhất, Jack Ma sẽ vui vẻ cho phép bạn chuyển sang một vị trí khác. Dù có thể đóng vai trò ít quan trọng hơn nhưng bạn vẫn ở lại công ty”.
Ví dụ: Khi một đồng sáng lập được giao phụ trách mảng bán hàng tại Thượng Hải, tôi nghĩ anh ấy có lẽ là người bán hàng tồi nhất trong văn phòng, đây có thể là dấu chấm hết cho sự nghệp của người đó. Nhưng Jack Ma lại tìm ra được lĩnh vực mà anh này làm tốt và chuyển sang phụ trách website tiếng Trung của công ty. Và anh ấy nhanh chóng tham gia vào hàng ngũ lãnh đạo và đạt danh hiệu “nhân viên của năm”.
Rất khó khi bạn cứ mãi đi trên một con đường mà không thể thành công. Trong trường hợp như vậy, hầu hết các công ty sẽ sa thải nhân viên. Nhưng thật đáng tiếc khi để mất một nhân viên tài năng chỉ vì bố trí sai vị trí công việc.
Chính vì vậy, một trong những giá trị cốt lõi của Alibaba mà bất kỳ ai cũng luôn tâm niệm đó là “cởi mở với thay đổi”.
BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN
BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN
Leave a Reply