4 cách để thử nghiệm về ý tưởng kinh doanh

Trước tiên, hãy lên danh sách một vài đối thủ tiềm năng và nghiên cứu xem cách họ điều hành mọi thứ như thế nào. Bạn sẽ nắm được thông tin về dịch vụ khách hàng của họ, quy trình bán hàng (những việc gì hiệu quả và những việc gì không), các chi tiết của sản phẩm/dịch vụ của họ, bảng giá, thậm chí “chiêu” marketing của họ…

 

 

Biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực là mơ ước của nhiều người, bao gồm cả các doanh nhân. Trên thực tế, không gì có thể đảm bảo cho bạn một thành công chắc chắn, nhưng nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên bạn cần làm trước khi sản phẩm hay dịch vụ được tung ra thị trường.
 
HỌC + LÀM=GIÀU Con Đường Thành Công

 
 
Dưới đây là những cách mà bạn có thể thử nghiệm ý tưởng kinh doanh trước khi quyết định đầu tư. Đây là chia sẻ của Dan Scalco – nhà sáng lập và Giám đốc phát triển của Digitalux, một công ty tiếp thị kỹ thuật số ở Hoboken, New Jersey (Hoa Kỳ), đăng trên tạp chí điện tử Inc.com.
 

Đến với business thienmy  để đọc những tin mới về kinh tế thị trường, nắm bắt các công nghệ mới nhất, thị trường bất động sản trong ngày? Còn chần chừ gì nữa mà không click vào để mang về những kiến thức quý báu ý tưởng kinh doanh mới nhất và khám phá cuộc sống điều mình muốn!

 

1. Đánh giá cục diện
 
Đọc các nhận xét của khách hàng dành cho các doanh nghiệp có sản phẩm tương tự là một cách khá hay để phát hiện sớm các vấn đề trong ý tưởng kinh doanh. Những khách hàng không hài lòng sẽ nhanh chóng chia sẻ những điều họ không thích, và những thông tin này có thể giúp bạn nhìn nhận được điểm yếu trong ý tưởng của mình.
 
Nếu ý tưởng kinh doanh của bạn là một sản phẩm hữu hình, những đánh giá của người mua trên các trang thương mại điện tử là một thông tin hữu ích. Hãy để tâm hơn vào những đánh giá 1 sao, bởi đó chính là những khuyết điểm cần khắc phục và hướng cải thiện.
 
Nếu ý tưởng của bạn là một dịch vụ hoặc một nhà hàng, hãy tìm kiếm ý kiến người sử dụng trên các mạng xã hội để xem các doanh nghiệp xung quanh đang phải đau đầu giải quyết vấn đề gì.
 
2. Chạy quảng cáo Facebook giả
 
Muốn đánh giá xem mọi người quan tâm đến ý tưởng kinh doanh của bạn đến đâu, hãy lập ra một chiến dịch quảng cáo trên Facebook và theo dõi những phản ứng nhận được. Bạn sẽ nhận được một kết quả khá sát với thực tế về độ hấp dẫn của ý tưởng thông qua số lần nhấp chuột mà quảng cáo của bạn nhận được.
 
Tuy vậy cũng đừng để những nỗ lực của bạn không mang lại kết quả gì, hãy liên kết quảng cáo đến một trang đích (landing page), từ đó thu thập các thông tin về đối tượng quan tâm. Đây chính là cơ sở dữ liệu khách hàng tiềm năng mà bạn cần tiếp thị đầu tiên khi quyết định biến ý tưởng thành hiện thực. Hãy lịch sự thông báo cho khách hàng rằng sản phẩm/dịch vụ đang dần được hoàn thiện, và rằng họ sẽ nhận được một email thông báo khi mọi thứ đã sẵn sàng.
 
3. Tự lập nhóm khảo sát
 
Thuê một công ty marketing tổ chức các buổi khảo sát nhóm (focus group) rất tốn kém, và vì ở thời điểm này, ngân sách của bạn thường chưa có nhiều nên đây không phải là lựa chọn tốt. May mắn thay, các phương tiện truyền thông xã hội đang mang lại cho bạn cơ hội tiếp cận toàn bộ mạng lưới bạn bè chỉ qua một dòng trạng thái (status) ngắn.
 
Hãy nói với bạn bè rằng bạn đang thử nghiệm một ý tưởng kinh doanh và cần một số thông tin phản hồi. Nhóm khảo sát không nên bó hẹp ở mức bạn bè và gia đình, mà nên tập hợp cả nhóm bạn của bạn để kết quả khách quan hơn.
 
Sau khi đã thu thập đủ số lượng “tình nguyện viên” phù hợp với mục đích nghiên cứu, hãy đưa ra một bài khảo sát nhanh để họ trả lời (qua email). Đừng hỏi những câu mang tính dẫn hướng, thay vào đó là những câu hỏi thẳng thắn để nhận được những câu trả lời trung thực nhất. Những thông tin bạn cần thu thập được bao gồm: Mọi người có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ bạn định cung cấp hay không? Mọi người cảm thấy thế nào về sản phẩm/dịch vụ hiện có? Nếu phải trả tiền cho ý tưởng của bạn, họ sẽ trả bao nhiêu?…
 
4. Đóng vai một khách hàng
 
Đóng giả là một khách hàng là một cách vô cùng hữu ích để có được thông tin nội bộ về đối thủ cạnh tranh trước khi bắt đầu công việc kinh doanh của riêng bạn.
 
Trước tiên, hãy lên danh sách một vài đối thủ tiềm năng và nghiên cứu xem cách họ điều hành mọi thứ như thế nào. Bạn sẽ nắm được thông tin về dịch vụ khách hàng của họ, quy trình bán hàng (những việc gì hiệu quả và những việc gì không), các chi tiết của sản phẩm/dịch vụ của họ, bảng giá, thậm chí “chiêu” marketing của họ…
Chính Sách – Quản Lý
Nghề nghiệp Kinh Doanh
Phong cách Cuộc Sống
Dự Án Kinh Doanh
Khoa học Công Nghệ
 

BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN

BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN

 

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>