Một vài những sự kiện kinh tế thế giới đang được quan tâm
Số liệu của Bộ tài chính Mỹ cho biết giá trị nợ của nước này đạt kỷ lục 13.000 tỷ USD vào ngày 1/6 vừa qua. Nợ của Mỹ tăng gấp đôi trong vòng 10 năm qua, và hiện tương đương 89% tổng sản phẩm quốc nội hàng năm của nước Mỹ. GDP của nước Mỹ hàng năm vào khoảng 14.600 tỷ USD. Ảnh: AFP
Diễn đàn kinh tế thế giới khu vực Đông Á tổ chức tại Việt Nam, thị trường việc làm tại Mỹ xấu đi trong khi nợ quốc gia lên tới kỷ lục của mọi thời đại… là những thông tin đáng chú ý nhất trong tuần qua.
Sáng 6/6, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) khu vực Đông Á khai mạc tại TP HCM. Đây được coi là cuộc hội ngộ lớn nhất trong lịch sử 19 lần tổ chức WEF Đông Á với sự tham dự của 5 nguyên thủ quốc gia và 450 đại biểu đến từ 50 nền kinh tế. Với chủ đề “Vai trò đang lên của châu Á trong phát triển toàn cầu”, diễn đàn được xem là cơ hội lớn để các nền kinh tế châu Á có thể tự tin gánh vác những trọng trách to lớn hơn trong quản trị toàn cầu. Ảnh: AFP
|
Dầu thô tiếp tục giảm giá tổng cộng 3,3% trong tuần qua, nới rộng biên độ điều chỉnh từ mức đỉnh cao 19 tháng được thiết lập hôm 3/5 tại 87,15 đôla mỗi thùng lên 18%. Giá dầu vào thời điểm đóng cửa phiên cuối tuần là 71,51 USD một thùng. Đáng chú ý, trong tháng 5, Trung Quốc đã nhập khẩu 17,29 triệu tấn dầu, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm ngoái, song lại giảm 7% so với tháng 4. Ảnh: NYTimes |
Thống kê của Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 5/6 cho thấy, nền kinh tế lớn nhất thế giới trong tháng 5 đã có thêm 431.000 việc làm, nhưng có đến 411.000 số lao động làm công việc tạm thời phục vụ cuộc điều tra dân số diễn ra định kỳ 10 năm một lần của Chính phủ Mỹ. Do đó, trong tháng vừa qua, giới chủ Mỹ chỉ thực sự thuê thêm 20.000 việc làm và thấp hơn rất nhiều so với mức 290.000 trong tháng 4. Trước đó, giới chuyên gia kinh tế kỳ vọng sẽ có khoảng 536.000 người Mỹ có việc làm trở lại. Ảnh: AFP |
Cũng trong ngày 5/6, giá trị đồng euro xuống dưới ngưỡng 1,2 đôla lần đầu tiên kể từ 2006. Một loạt tin tức từ châu Âu làm nản lòng giới đầu tư tiền tệ, từ những lo lắng về tình hình tài chính tại Hungary cho đến những rắc rối mới tại ngân hàng hàng đầu của Pháp Societe Generale đẩy giá euro lao dốc mạnh. Tỷ lệ hoán đổi giữa euro sang đôla co hẹp 1,5%, xuống 1,1984 đôla từ mức 1,2163 lúc mở cửa. Mức thấp nhất kể từ tháng 3/2006 được xác lập là 1,1956 đôla. Sau 5 phiên giao dịch, đồng euro trượt 2,4% giá trị. Ảnh: AFP |
Ngày 2/6, ông Naoto Kan, 63 tuổi, chính thức trở thành Thủ tướng thứ 5 của Nhật trong vòng 3 năm qua.Tuy không phải là một chuyên gia về mặt chính sách tài chính, ông Kan vẫn là một trong những tiếng nói có trọng lượng nhất trong Nội các Nhật Bản, luôn đòi hỏi cải tổ hệ thống tài chính vốn đang ốm yếu của nước này. Ông đã nhiều lần trình lên quốc hội nước này một vài chương trình cải cách tài chính nhưng cho đến nay vẫn chưa được thông qua. Ảnh: AFP
|
Hợp đồng đình đám mua lại bộ phận kinh doanh bảo hiểm châu Á (AIA) của Prudential từ AIG đã đổ vỡ vào ngày 2/6 sau khi đại gia bảo hiểm Mỹ từ chối giảm giá cho đối tác Anh. Hôm 1/3, Prudential hào phóng đề nghị cái giá 35,5 tỷ USD để mua lại chi nhánh AIA của AIG tại châu Á. Tuy nhiên, do lo ngại bị “hớ”, Prudential đã đề nghị AIG giảm giá xuống còn 30,375 tỷ USD. Lần này, không phải suy nghĩ nhiều, Ban Giám đốc của AIG đã kiên quyết từ chối. Vụ đổ vỡ này tác động xấu tới cả 2 bên, đặc biệt là Prudential. Ảnh: Telegraph |
Số liệu của Bộ tài chính Mỹ cho biết giá trị nợ của nước này đạt kỷ lục 13.000 tỷ USD vào ngày 1/6 vừa qua. Nợ của Mỹ tăng gấp đôi trong vòng 10 năm qua, và hiện tương đương 89% tổng sản phẩm quốc nội hàng năm của nước Mỹ. GDP của nước Mỹ hàng năm vào khoảng 14.600 tỷ USD. Ảnh: AFP Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:
|
Leave a Reply