Nếu không phải 1 trong 4 kiểu người này thì đừng nên kinh doanh riêng

 

Tất nhiên, bạn không phải là “siêu nhân” nên chẳng thể một mình giải quyết tất cả mọi thứ. Xây dựng một đội ngũ hỗ trợ là điều cần thiết nhưng bạn vẫn cần luôn sẵn sàng làm nhiều công việc khác nhau, cho dù là những việc nhỏ nhất.

 

Chẳng có gì sai nếu bạn muốn xây dựng một sự nghiệp cho riêng mình. Nhưng liệu bạn đã thật sự phù hợp để khởi nghiệp hay chưa? Nếu bạn là 1 trong 4 kiểu người dưới đây, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định xin nghỉ việc để ra ngoài kinh doanh riêng.

1. Người chỉ nói mà không làm

Một số người có thể dành hàng giờ để nói về các ý tưởng kinh doanh của mình. Họ luôn tin rằng những ý tưởng đó rất tuyệt vời và nếu khởi nghiệp, họ chắc chắn thành công. Thế nhưng, điều những người này không bao giờ nhắc đến là làm thế nào biến những ý tưởng của mình thành hiện thực.

Ý tưởng hay rõ ràng là yếu tố không thể thiếu đối với một công ty khởi nghiệp. Tuy nhiên, nó chỉ là điều kiện cần chứ không phải điều kiện đủ để thành công. Chia sẻ trong một cuộc thi về khởi nghiệp, doanh nhân Lê Quốc Vinh – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Truyền thông Lê (Le Group) đã từng nói rằng: “Ý tưởng chỉ đáng giá 5 xu, nếu nó không được triển khai thương mại hóa. Các bạn start-up hôm nay đừng vội nghĩ cứ có ý tưởng là sẽ ngay lập tức trở thành Mark Zuckerberg hay Larry Page…”

Muốn làm giàu thì phải luôn cập nhật và nắm bất các thông tin về tình hình kinh tế thế giới, trào lưu sống mớiphong cách sốngstatupý tưởng khởi nghiệp  trong ngày? Còn chần chừ gì nữa mà không vào trang business của chúng tôi để xem nhưng thông tin mà bạn cần như tin về thị trường chứng khoánthị trường nhà đất!

 

2. Người sợ thất bại

Không phải bất kỳ ai cũng đạt được kết quả tích cực ngay trong lần đầu tiên khởi nghiệp. Thậm chí như ông Trần Trọng Kiên – Chủ tịch kiêm CEO của Tập đoàn Thiên Minh từng chia sẻ thẳng thắn trong một hội thảo rằng: “99% các bạn khởi nghiệp sẽ thất bại.”

Thực tế cũng cho thấy, rất nhiều doanh nhân nổi tiếng trên thế giới đã không ít lần thất bại trước khi thành công,

Bởi vậy, nếu là người sợ thất bại và không có đủ kiên trì để theo đuổi niềm đam mê của mình thì tốt nhất bạn không nên khởi nghiệp.

kinh-doanh-rieng

3. Người ngại làm nhiều việc cùng một lúc

Nhiều người cho rằng sau khi thành lập một công ty, họ là sếp và nhiệm vụ chính là chỉ đạo, những việc khác đã có nhân viên lo. Thế nhưng, không phải mọi chuyện lúc nào cũng đơn giản như vậy. Khi mới khởi nghiệp, bạn có thể gặp rất nhiều khó khăn về vốn, nhân sự…Nhiều người phải tự mình làm nhiều công việc khác nhau từ sản xuất, marketing đến bán hàng…

Tất nhiên, bạn không phải là “siêu nhân” nên chẳng thể một mình giải quyết tất cả mọi thứ. Xây dựng một đội ngũ hỗ trợ là điều cần thiết nhưng bạn vẫn cần luôn sẵn sàng làm nhiều công việc khác nhau, cho dù là những việc nhỏ nhất.

4. Người không có đam mê

Ngày nay, thật dễ dàng để bạn bắt gặp những câu chuyện bài học kinh doanh, khởi nghiệp thành công trên sách báo, tivi và trong chính cuộc thường ngày. Bạn nghĩ rằng “Họ làm được thì mình cũng làm được” và quyết định khởi nghiệp cho dù không hề có một chút kiến thức hay niềm đam mê nào với lĩnh vực kinh doanh đó.

Thực tế, khởi nghiệp là vô cùng khó khăn. Và nếu bạn không hề yêu thích những gì mình đang làm, bạn sẽ rất dễ cảm thấy chản nản, bỏ cuộc và thất bại, Bởi vậy, như lời khuyên của tỷ phú Mark Cuban, “đừng khởi nghiệp nếu bạn không yêu thích đến mức bị ám ảnh bởi ý tưởng kinh doanh đó.”

Pháp luật Đời Sống
Tin Tức Doanh nghiệp
Chuyện Doanh Nhân
Thông Tin Khởi Nghiệp
Chính Sách – Quản Lý
 

BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN

BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>