6 bí quyết để thành công từ người 7 lần làm doanh nhân

Anh cũng ủng hộ việc tìm hiểu xem những người khác nhìn nhận bạn ra sao với vai trò lãnh đạo và cách họ nhìn nhận về công ty bạn và không phòng thủ hơn là dùng nó như một cách để sắp xếp lại cách bạn truyền đạt thông tin và kinh doanh.

 

 

Đã từng sáng lập thành công 7 doanh nghiệp trong các lĩnh vực từ sản xuất cho tới công nghệ cộng với việc đầu tư chính vào nhiều công ty khác, Levi King đã tích lũy được rất nhiều bài học hấp dẫn trong suốt chặng đường đó.Dưới đây là 6 bài học hay và bổ ích nhất dành cho các doanh nhân khác.
 

7 lần làm doanh nhânLevi King là người sáng lập của Nav (trước đây là Creditera), công ty chuyên hướng dẫn các chủ doanh nghiệp ghi điểm tín dụng doanh nghiệp và cấp vốn doanh nghiệp. Nhưng công ty này không phải là thành công đầu tiên của anh. Đã từng sáng lập thành công 7 doanh nghiệp trong các lĩnh vực từ sản xuất cho tới công nghệ cộng với việc đầu tư chính vào nhiều công ty khác, anh đã tích lũy được rất nhiều bài học hấp dẫn trong suốt chặng đường đó.Dưới đây là 6 bài học hay và bổ ích nhất dành cho các doanh nhân khác.

 

1. Làm những việc những người khác không sẵn lòng làm

Tuy không phải là người đầu tiên nói ra điều này, nhưng Levi biết ngay từ đầu rằng một trong những chìa khóa dẫn tới thành công trong kinh doanh là sẵn lòng và có thể làm những việc và những người khác không làm. Một ví dụ tới từ công ty sản xuất trước đây của anh, nơi anh thấy rằng thành công tuyệt vời nhất của anh là có thêm các khách hàng mới từ các cuộc gọi chào hàng. Levi đã từng ghét thực hiện các cuộc gọi như vậy, nhưng anh hiểu rằng nếu anh dành phần lớn thời gian của mình làm việc này, anh sẽ không chỉ làm giỏi hơn việc này mà còn bỏ túi được nhiều vụ làm ăn nữa.

Đến với business thienmy  để đọc những tin mới về kinh tế thị trường, nắm bắt các công nghệ mới nhất, thị trường bất động sản trong ngày? Còn chần chừ gì nữa mà không click vào để mang về những kiến thức quý báu ý tưởng kinh doanh mới nhất và khám phá cuộc sống điều mình muốn!

 

Nhiều doanh nhân có thể dừng ngay sau vài cuộc gọi hoặc để dây dưa trong một thời gian dài thay vì tập trung vào chúng mỗi phút rảnh rỗi hoặc thay vào đó là làm những việc vụn vặt chẳng thêm vào chút giá trị nào. Nếu muốn thành công, bạn phải bước ra khỏi vùng thoải mái của mình và không ngừng theo đuổi những hoạt động dẫn tới sự tăng trưởng.  

2. Đừng coi đó là việc nhắm tới cá nhân

Một bài học nữa từ những ngày còn thực hiện các cuộc gọi chào hàng là không coi việc ai đó không trả lời cuộc gọi là việc có tính chất cá nhân. Chiến lược của Levi là theo dõi các cuộc gọi của mình và chuyển số điện thoại đó sang thư thoại. Anh đã từng gọi cho một khách hàng tiềm năng tới 92 lần. Mỗi lần gọi, anh lại nói một điều gì đó cùng với câu: “Tôi là Levi King và đây là thư thoại thứ X của tôi và tôi muốn gặp anh vì tôi tin rằng tôi có thể giúp anh” để thông điệp luôn duy trì sự tích cực.

Anh đã không coi đó là việc có tính chất cá nhân khi ai đó không đáp lại các cuộc gọi của anh- chỉ là họ bận mà thôi. Khi gặp người đàn ông mà anh đã từng gọi điện thoại 92 lần ở một hội chợ thương mại, quý ông đã nói đùa rằng ông chuẩn bị đấm cho cho anh một trận vì đã để lại quá nhiều thư thoại. Tuy nhiên, sau đó ông thừa nhận là ông biết Levi là ai và ông không trả lời cuộc gọi chỉ vì ông đang chờ đợi một quyết định về ngân sách. Sự kiên định và thái độ tích cực đó đã giúp Levi duy trì sự tập trung vào việc bán hàng thay vì để cái tôi cản trở anh.

3. Trải nghiệm sự khó nhọc và sau đó huấn luyện

Bước ra khỏi vùng thoải mái của bạn có thể cũng khó khăn như việc trở thành doanh nhân và tạo ra mong muốn giao việc đó cho ai đó. Tuy nhiên, Levi nói rằng bạn không bao giờ nên giao việc trước khi bạn đã tự mình trải nghiệm nỗi vất vã khó nhọc của việc đó.

Áp dụng chiến lược “cảm nhận sự khó nhọc, sau đó huấn luyện” có nghĩa là bạn sẽ biết chính xác cơ hội và cạm bẫy của việc đó nằm ở đâu. Sau đó bạn có thể dùng niềm đam mê của mình đối với việc kinh doanh và hiểu biết về các công việc để huấn luyện hiệu quả nhân viên. Không có hiểu biết từ đầu, bạn sẽ không thể phát huy tốt nhất nhân viên của mình nhất là trong các lĩnh vực như bán hàng.

4. Tuyển dụng những “viên ngọc” chưa được mài dũa

Levi cho rằng nhiều công ty có xu hướng tuyển những người có hồ sơ xin việc hấp dẫn sử dụng những thuật ngữ đao to búa lớn và bằng cấp hàng đầu. Nhưng anh cho rằng bạn không nên loại trừ những người có vẻ lép vế. Theo anh, “Họ có điều gì đó để chứng minh”. Anh cũng cho rằng những kiểu người đó thường phải bắt đầu từ bất cứ công việc gì cho tới khi họ tìm được niềm đam mê của họ bằng cách đổi vai, vì vậy hãy để mắt tới những người biết họ muốn gì và đang khao khát.

Anh cũng chủ trương nhìn xa hơn cuộc phỏng vấn đầu tiên. Theo anh: “Phỏng vấn là một ”, và nó không thể nói lên liệu người đó sẽ trở thành một nhân viên tốt hay không. Những người hồi hộp ở cuộc phỏng vấn đầu tiên có thể được đánh giá tốt hơn ở cuộc phỏng vấn thứ hai khi họ đã cảm thấy thoải mái hơn”. Anh cũng cho rằng nên đưa họ đi thăm toàn bộ văn phòng một chuyến và đặt những câu hỏi phỏng vấn theo trình tự nhân quả khi bạn rảo bước.

Điều đó sẽ khiến họ hạ tấm giáp phòng vệ xuống, và bạn có thể đưa ra những đánh giá tốt hơn.

Anh cũng cảnh báo bạn nên cẩn thận với những người chuyển việc thường xuyên. Một lần thì được, hai lần cũng có thể nếu họ có lịch sử công việc dài, nhưng những người bỏ việc sau mỗi 9 tháng thì là báo động đỏ, dù họ giải thích có giỏi tới đâu.  

5. Chấp nhận rằng có ít nhất 20 cách đúng để làm việc gì đó

Trái với việc nhanh chóng loại trừ những công việc ngoài vùng thoải mái của họ, hầu hết các doanh nhân đều khó giao những việc mà họ thích làm hoặc giỏi làm vì họ tin rằng không ai có thể làm những việc này tốt như họ.

Nhưng theo thời gian, việc không sẵn lòng giao việc sẽ tạo ra sự kìm hãm tăng trưởng. Levi cho rằng bạn phải chấp nhận rằng có “ít nhất 20 cách đúng và 3 cách sai để làm một việc gì đó”. Nếu ai đó không thực sự làm một việc theo 1 trong 3 cách sai, thì đó là cách đúng; đó chỉ là một cách làm khác mà bạn từng áp dụng. Thoải mái với ý kiến đó sẽ cho phép các doanh nhân tập trung vào chiến lược và sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

6. Biết những người khác nhìn nhận bạn như thế nào

Bài học lớn nhất của Levi được rút ra khi anh còn trẻ, khi anh cãi nhau với người đồng sáng lập về quyết định sa thải một nhân viên. Điều này đã khiến họ thực hiện các đánh giá 360 độ, theo đó tất cả các thành viên trong đội ngũ sẽ đưa ra ý kiến phản hồi nặc danh. Levi rất ngạc nhiên khi thấy đội ngũ của anh nhìn nhận anh hoàn toàn khác biệt so với cách anh nhìn nhận về chính bản thân anh, cho anh điểm cao đối với những mục anh nghĩ mình yếu và ngược lại.

Điều đó đã khiến anh nhận ra rằng thực tại  của mọi người chính là thực tại ở doanh nghiệp.

Anh cũng ủng hộ việc tìm hiểu xem những người khác nhìn nhận bạn ra sao với vai trò lãnh đạo và cách họ nhìn nhận về công ty bạn và không phòng thủ hơn là dùng nó như một cách để sắp xếp lại cách bạn truyền đạt thông tin và kinh doanh.

 

Tin Tức Doanh nghiệp
  Khám Phá Thế Giới
Chính sách Kinh Tế
Nội – Ngoại Thất
Pháp luật Đời Sống
 

BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN

BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN

 

 

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>